Yến chưng là món ăn thơm ngon, có thể thực hiện tại nhà. Tuy cách chưng yến không quá khó nhưng vẫn có nhiều người gặp phải tình trạng yến chưng chưa chín hoặc yến bị nhão do chưng lâu. Bài viết này sẽ mách bạn cách nhận biết yến chưng đã chín cũng như các mẹo để chưng yến vừa chín tới, không bị nhão. Xem ngay!
Mách bạn cách nhận biết yến chưng đã chín
Chưng yến không khó nhưng để yến chưng vừa chín tới, thơm ngon, có độ dai giòn và vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao thì đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo trong khâu chế biến. Vậy làm sao để biết yến chưng đã chín?
Thực tế, cách nhận biết yến chưng đã chín không khó. Người dùng hãy chú ý quan sát một số dấu hiệu như sau:
Quan sát thấy phần nước chưng yến loãng, trong, nhìn rõ sợi yến thì khả năng là yến chưa chín. Nếu nước yến có độ sánh lại, hơi sệt nhẹ, sợi yến nở, quyện vào nhau thì chứng tỏ yến vừa chín tới. Trường hợp nước yến đục, đặc quánh thì có thể yến đã quá chín.
Nếu yến vẫn giữ nguyên màu sắc ban đầu thì chứng tỏ yến chưa chín. Trường hợp yến chuyển sang màu trắng trong, sợi yến nở đều và mềm thì là yến vừa chín tới. Nếu yến chuyển sang màu đục, sợi nát, mất hình dáng ban đầu thì yến đã chín quá.
Các dấu hiệu yến chưng đã chín
Một trong những cách nhận biết yến chưng đã chín là ngửi mùi thơm. Nếu thấy mùi tanh của yến còn khá rõ thì khả năng là yến chưa chín. Khi yến vừa chín tới, mùi tanh đặc trưng của yến sẽ thoang thoảng, nhường chỗ cho hương thơm dịu nhẹ, dễ ngửi. Nếu chưng yến quá lâu thì có thể làm mùi thơm bị giảm.
Người dùng có thể dùng đũa hoặc thìa để kiểm tra độ dai của yến. Nếu sợi yến còn cứng, sượng thì khả năng cao là yến chưa chín. Khi yến chín, sợi yến sẽ có độ dai, giòn nhưng không bị cứng. Trường hợp chưng lâu quá có thể làm sợi yến bị nhão, không còn hình dạng ban đầu.
>> Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết yến chưng chưa chín TẠI ĐÂY.
Thời gian chưng yến là một trong những yếu tố quan trọng để giúp bạn có được chén yến thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Tùy thuộc vào từng loại yến và cách chưng mà thời gian này sẽ chênh lệch.
Trong đó, yến vụn là loại yến có thời gian chưng ngắn nhất do kết cấu mềm, sợi ngắn. Chân yến là loại yến có thời gian chưng lâu hơn do cấu trúc đặc biệt, là bộ phận cứng nhất của tổ yến.
Sau khi yến được ngâm nở đều thì thời gian chưng yến được các chuyên gia khuyến nghị là khoảng 20 phút bằng phương pháp chưng cách thủy. Thời gian này có thể thay đổi đôi chút tùy vào lượng yến ít/ nhiều và công suất của nồi chưng.
Tốt nhất bạn nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo yến vừa chín tới, thơm ngon, không bị hao hụt các chất dinh dưỡng.
>> Có thể bạn quan tâm: Chưng yến mấy phút là tốt nhất?
Ngoài cách nhận biết yến chưng đã chín bên trên thì người dùng hãy áp dụng thêm các mẹo dưới đây để có món yến chưng vừa chín tới, không bị nhão.
Các mẹo chưng yến vừa chín tới, không bị nhão
Trước khi tiến hành chưng yến, người dùng cần phải ngâm yến trong nước sạch để yến nở, tơi hoàn toàn. Tùy từng loại yến mà thời gian ngâm sẽ khác nhau. Đối với yến sơ chế thì nên ngâm khoảng 15-30 phút. Đối với yến rút lông, chân yến thì cần ngâm lâu hơn, khoảng 6 tiếng.
Bên cạnh đó cần lưu ý chỉ ngâm yến với nước ở nhiệt độ thường, không ngâm yến trong nước ấm hay nước nóng vì dễ làm các dưỡng chất trong yến bị hao hụt.
Khi chưng yến cần chú ý đến lượng nước. Nếu quá ít nước thì yến sẽ khó chín, dễ bị sượng, ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Mực nước tối thiểu để chưng yến là ngập mặt yến hoặc bạn có thể đổ nước ⅔ chén/ thố đựng yến.
Thông thường với 2g yến khô sẽ cho ra thành phẩm là hũ yến chưng 100ml, 4g yến khô cho ra thành phẩm là hũ yến chưng 200ml. Trường hợp yến chưng quá đặc, bạn có thể thêm chút nước sôi và tiếp tục đun ở lửa nhỏ trong vài phút.
Chưng yến với lửa nhỏ, nhiệt độ khoảng 80 – 85 độ C sẽ giúp yến chín đều mà không bị nhão. Ngược lại nếu chưng lửa lớn có thể làm yến chín nhanh và dễ bị nhão, đồng thời làm giảm các chất dinh dưỡng.
Yến chưng quá lâu không hề tốt bởi lúc này sợi yến sẽ bị nhão, mất đi độ dai, giòn, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Ngoài ra còn làm giảm dinh dưỡng trong yến. Do đó, bạn nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo yến vừa chín tới.
Một bí quyết để sở hữu món yến chưng thơm ngon chính là chưng phôi yến riêng. Cụ thể, bỏ yến (đã ngâm) vào hũ thủy tinh/ thố sứ, thêm nước ngập mặt yến rồi chưng cách thủy trong khoảng 15-20 phút để yến vừa chín.
Sau đó thêm đường phèn, các nguyên liệu tùy sở thích, nước tinh khiết vào hũ và chưng thêm khoảng 5-10 phút rồi tắt bếp. Cách này giúp yến và các nguyên liệu hòa quyện nhưng vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng cao.
Trên thực tế, bạn có thể chưng yến bằng nhiều cách khác nhau nhưng sử dụng nồi chưng yến chuyên dụng là tốt nhất. Bởi loại nồi này có thể giúp điều chỉnh được nhiệt độ và thời gian chưng chính xác, giúp cho yến chưng chín đều, giữ được chất dinh dưỡng.
Nếu bạn không có nhiều thời gian để tự chưng yến tại nhà thì yến hũ chưng tươi Ngọc Hoàng Yến chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Tại đây có menu đa dạng lên đến 23 vị thảo dược thơm ngon với 2 dung tích là 100ml và 200ml.
Yến chưng tươi Ngọc Hoàng Yến: Sản phẩm chăm sóc sức khỏe an toàn, lành tính
Hy vọng qua nội dung bài viết trên, bạn đã biết cách nhận biết yến chưng đã chín cũng như các mẹo để giúp món yến chưng vừa chín tới, không bị nhão, thơm ngon. Trường hợp không có thời gian tự chưng yến thì bạn có thể lựa chọn sản phẩm yến chưng tươi Ngọc Hoàng Yến. Sợi yến dai, giòn, giàu dinh dưỡng trong từng hũ yến sẽ không làm bạn thất vọng.