Công thức yến chưng nhãn tươi cực tốt cho sức khỏe
Ngọc Hoàng Yến
05/04/2025
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Yến sào có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau mang đến các món ăn thơm ngon, lạ miệng. Yến chưng nhãn tươi là món ăn không chỉ hấp dẫn mà còn là bài thuốc quý tốt cho sức khỏe. Ở nội dung bài viết này, Ngọc Hoàng Yến sẽ chia sẻ công thức chưng yến với nhãn tươi cùng nhiều thông tin hữu ích khác.
Công thức yến chưng nhãn tươi cực tốt cho sức khỏe
Tác dụng của yến chưng nhãn tươi với sức khỏe
Yến chưng nhãn tươi là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 nguyên liệu yến sào giàu dinh dưỡng và nhãn tươi giàu vitamin, tốt cho sức khỏe.
Công dụng của yến sào
Yến sào có chứa lượng lớn protein, carbohydrate, 18 loại axit amin thiết yếu, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, sắt, natri, kali, iot… Vì vậy ăn yến sào mang lại các lợi ích như sau:
Yến sào giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp bổ sung năng lượng, phục hồi sức khỏe cho người ốm, người suy nhược.
Thành phần collagen trong yến sào giúp làn da săn chắc, mịn màng, giảm nếp nhăn và phòng ngừa lão hóa.
Yến sào có tác dụng tăng đề kháng, miễn dịch, kháng virus, phòng ngừa cảm cúm, đặc biệt là cúm A.
Sử dụng yến sào khoa học sẽ giúp chống ung thư, đồng thời ăn yến cũng giúp cải thiện sức khỏe của bệnh nhân ung thư.
Tổ yến có chứa một số thành phần hoạt tính có thể giúp tái tạo sụn khớp, tốt cho xương.
Yến sào có chứa crom và các nguyên tố quý hiếm khác, giúp kích thích vị giác, ăn ngon hơn. Đồng thời giúp cơ thể dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng (1).
Công dụng của yến chưng nhãn tươi
Công dụng của nhãn tươi
Nhãn tươi là một loại quả nhiệt đới, được trồng phổ biến tại Châu Á. Theo Đông Y, trái nhãn còn là 1 vị thuốc có tác dụng bổ tâm tỳ, an thần. Y học hiện đại cũng chỉ ra nhãn tươi có nhiều công dụng tuyệt vời như:
Trong nhãn tươi có chứa hàm lượng lớn vitamin C nên có tác dụng tăng cường miễn dịch, ngừa cảm cúm.
Ăn nhãn thường xuyên cũng giúp cơ thể hấp thu được hàm lượng sắt tốt hơn, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.
Nhãn có chứa kali giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Vì vậy ăn nhãn có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Sử dụng nhãn cũng tốt cho hệ thần kinh bởi trong nhãn có chứa các hoạt chất giúp giảm căng thẳng trí não, tăng cường hoạt động hệ thần kinh (2).
Cách chế biến yến chưng nhãn tươi tại nhà
Yến chưng nhãn tươi khá dễ làm, có thể thực hiện ngay tại nhà. Ngoài 2 nguyên liệu chính là yến và nhãn tươi thì người dùng có thể kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác tùy ý.
Yến chưng trái nhãn với gừng
Chưng yến sào cùng nhãn tươi kết hợp thêm gừng sẽ giúp mang đến món ăn có mùi thơm nhẹ, thanh mát. Đặc biệt gừng giúp khử mùi tanh của yến hiệu quả.
Yến chưng nhãn tươi, gừng, đường phèn
Nguyên liệu cần chuẩn bị (khẩu phần 1 người):
4g tổ yến sơ chế sạch lông
4 trái nhãn tươi
2-3 lát gừng tươi
Đường phèn tùy vị
Nước tinh khiết
Cách sơ chế nguyên liệu:
Ngâm yến sào trong nước sạch khoảng 20-30 phút đến khi yến tơi và mềm hoàn toàn. Nếu là yến rút lông, chân yến thì thời gian ngâm sẽ lâu hơn (khoảng 6 tiếng). Sau đó vớt ra để ráo nước.
Nhãn tươi lột vỏ, bỏ hạt và giữ lại phần cùi. Bạn có thể để nguyên trái hoặc cắt làm đôi tùy sở thích.
Gừng rửa sạch, cạo vỏ, cắt lát (2-3 lát). Hoặc có thể cắt sợi tùy thích.
Các bước thực hiện:
Cho yến đã ngâm vào hũ thủy tinh/ thố sứ có nắp đậy, thêm nước ngập mặt yến và chưng cách thủy trong 15-20 phút.
Khi yến chín thì cho đường phèn, nhãn tươi, gừng, nước tinh khiết (sao cho tổng dung tích khoảng 200ml) và chưng thêm 5-10 phút nữa.
Kết hợp yến chưng trái nhãn với hạt sen sẽ giúp nâng tầm món ăn. Món này không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn tốt cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt, dưỡng tâm, an thần…
Yến chưng nhãn tươi hạt sen
Nguyên liệu cần chuẩn bị (khẩu phần cho 1 người):
4g tổ yến sơ chế sạch lông
4-5 trái nhãn tươi
15g hạt sen tươi
Đường phèn tùy vị
Nước tinh khiết
Cách sơ chế nguyên liệu:
Ngâm tổ yến vào nước sạch trong khoảng 20-30 phút cho đến khi yến mềm, tơi thì vớt ra để ráo. Nếu là yến rút lông/ chân yến thì cần ngâm lâu hơn khoảng 6 giờ.
Hạt sen lột vỏ, tách nhẹ để lấy phần tim sen bên trong. Khi tách cần hết sức cẩn thận tránh làm hạt sen bị bể, tách làm đôi. Sau đó cho hạt sen vào nồi, luộc hoặc hấp chín, mềm rồi vớt ra.
Khi hạt sen nguội thì nhồi hạt sen vào bên trong nhãn tươi.
Các bước chưng yến:
Bỏ yến đã ngâm vào hũ thủy tinh, thố sứ có nắp đậy, thêm nước ngập mặt yến và chưng cách thủy trong khoảng 15-20 phút.
Khi yến chín thì thêm nhãn tươi nhồi hạt sen, đường phèn vào hũ và chưng thêm trong 5-10 phút để các hương vị hòa quyện.
Những sai lầm cần tránh khi chế biến yến chưng nhãn tươi
Như đã chia sẻ ở trên, cách làm yến chưng nhãn tươi không phức tạp. Tuy nhiên, để món ăn đạt được hương vị và giá trị dinh dưỡng tốt nhất thì bạn cần tránh những sai lầm như sau.
Những sai lầm cần tránh khi chưng yến
Ngâm yến quá lâu: Nếu ngâm yến quá lâu sẽ làm giảm đi một số dưỡng chất quan trọng trong yến. Chính vì vậy, bạn chỉ nên ngâm yến khoảng 30 phút hoặc lâu hơn tùy vào từng loại yến. Ngâm đến khi sợi yến mềm và tơi là được. Đồng thời tránh ngâm yến với nước ấm, nước sôi.
Chưng yến quá lâu, nhiệt độ cao: Yến chưng lâu sẽ làm sợi yến bị nhão, mất đi độ dai ngon vốn có. Nếu nhiệt độ cao cũng làm sợi yến mất kết cấu, giảm hàm lượng dinh dưỡng. Vì vậy, thời gian chưng yến lý tưởng nhất là khoảng 20 phút và nhiệt độ phù hợp là khoảng 80 – 85 độ C.
Chưng yến không đậy nắp: Một sai lầm thường gặp khi chưng yến là không đậy nắp. Điều này có thể vô tình làm các dưỡng chất trong tổ yến bị bay hơi. Do đó, trong quá trình chưng yến nên đậy nắp kín.
Dùng quá nhiều đường: Đường phèn có vị ngọt thanh và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên chỉ nên dùng với lượng đường vừa phải để không làm mất đi vị thanh tự nhiên của yến và nhãn.
Chưng yến cùng với nguyên liệu ngay từ đầu: Để tiết kiệm thời gian nhiều người thường chưng yến ngay từ đầu cùng các nguyên liệu, đường phèn. Tuy nhiên điều này sẽ khiến sợi yến lâu chín hoặc bị sượng, không ngon.
Bên cạnh chưng yến với nhãn tươi, người dùng có thể thay thế bằng nhãn nhục (nhãn khô). Xem chi tiết bài viết hướng dẫn chưng yến với long nhãn.
Các đối tượng không nên sử dụng yến chưng nhãn tươi
Mặc dù yến chưng nhãn tươi rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Dưới đây là những đối tượng cần lưu ý:
Người bị tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường không nên sử dụng món yến chưng nhãn tươi đường phèn. Bởi nhãn là trái cây có hàm lượng đường cao, có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Người bị mụn nhọt: Ăn nhiều nhãn có thể gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa do nhãn chứa nhiều đường. Người bị nóng trong hay nổi mụn nhọt nên hạn chế ăn nhãn hoặc khi ăn cần bổ sung đủ nước và rau xanh.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: Chị em đang mang thai 3 tháng đầu thì không nên sử dụng yến chưng nhãn tươi. Bởi nhãn có thể gây nóng, đau bụng dưới, một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu muốn ăn yến thì nên ăn khi mang thai từ tháng thứ 4 trở đi và cần hạn chế sử dụng yến chưng với nhãn.
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Bé dưới 1 tuổi có hệ tiêu hóa còn non yếu. Vì vậy không nên cho bé sử dụng yến chưng dưới mọi hình thức. Khi bé trên 1 tuổi thì các mẹ mới bắt đầu tập cho bé ăn yến với hàm lượng ít (khoảng 1g). Đồng thời cũng nên hạn chế cho bé ăn nhãn.
Yến chưng nhãn tươi là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon, nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên khi chế biến và sử dụng, người dùng cần lưu ý về liều lượng, cách chưng, đối tượng dùng… để đảm bảo an toàn.
Trường hợp muốn tiết kiệm thời gian và công sức thì người dùng có thể lựa chọn các sản phẩm yến chưng tươi của Ngọc Hoàng Yến. Cam kết tổ yến nguyên chất, được khai thác từ hệ thống nhà nuôi yến tại Gò Công, Tiền Giang. Menu đa dạng với 23 vị thảo dược, trong đó có yến chưng nhãn nhục thơm ngon.
Yến chưng tươi Ngọc Hoàng Yến: Sản phẩm chăm sóc sức khỏe an toàn, lành tính (Xem chi tiết sản phẩm)
Tài liệu tham khảo:
1. Edible Bird’s Nest: The Functional Values of the Prized Animal-Based Bioproduct From Southeast Asia–A Review