• TỔ YẾN VIỆT, YẾN CHƯNG TƯƠI, QUÀ TẶNG CAO CẤP
  • HOTLINE: 0968 678 604 - 0798 628 688

Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Đạt chứng nhận

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Yến chưng tươi

Số 1 Sài Gòn
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

[GÓC GIẢI ĐÁP] Dinh dưỡng trong yến sào có tốt như lời đồn?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Yến sào từ lâu đã được biết đến là món ăn ngon, bổ dưỡng, có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết trong yến có những chất gì? Liệu hàm lượng dinh dưỡng trong yến sào có tốt như lời đồn? Cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm câu trả lời. 

[GÓC GIẢI ĐÁP] Dinh dưỡng trong yến sào có tốt như lời đồn?

[GÓC GIẢI ĐÁP] Dinh dưỡng trong yến sào có tốt như lời đồn?

Thành phần dinh dưỡng trong yến sào gồm những gì?

Yến sào được làm từ nước bọt của chim yến, là thực phẩm quý hiếm có giá thành đắt đỏ. Sự đắt đỏ này không chỉ vì quá trình khai thác khó khăn mà còn bởi các thành phần dinh dưỡng phong phú. Dưới đây là các thành phần dinh dưỡng yến sào và hàm lượng của chúng.

  • Protein

Protein là thành phần phong phú nhất trong yến sào. Theo các nghiên cứu, hàm lượng protein trung bình trong tổ yến dao động từ 50%-55% trọng lượng khô (1), chủ yếu là loại glycoprotein – nguồn protein chất lượng cao.

  • Carbohydrate

Tổ yến chứa khoảng 22.6-27.3% carbohydrate (2), (3). Trong đó carbohydrate chính trong yến sào là axit sialic giúp phát triển cấu trúc ganglioside trong não, giúp tăng cường và cải thiện thần kinh, trí tuệ ở trẻ.

Thành phần dinh dưỡng của yến sào

Thành phần dinh dưỡng của yến sào

  • Axit amin

Trong tổ yến có 18 loại axit amin, trong đó có 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể con người cần cho sự phát triển và phục hồi mô. Hàm lượng axit amin trong tổ yến được thể hiện trong bảng sau (2), (3):

Axit amin trong tổ yến Hàm lượng %
Arginine 1.4-6.1%
Tryptophan 0.02-0.08%
Cysteine 2.44%
Proline 2.0-3.5%
Aspartic acid 2.8-10.0%
Threonine 2.7-5.3%
Serine 2.8-15.9%
Glutamic acid 2.9-7.0%
Glycine 1.2-5.9%
Alanine 0.4-4.7%
Valine 1.9-11.1%
Methionine ~0.8%
Isoleucine 1.2-10.7%
Leucine 2.6-8.3%
Tyrosine 2.0-10.1%
Phenylalanine 1.8-6.8%
Lysine 1.4-3.5%
Histidine 1.0-3.3%
  • Khoáng chất

Tổ yến còn cung cấp các khoáng chất quan trọng, bao gồm: kali, natri, canxi, magie, nhôm, phốt pho, sắt, kẽm, mangan, bari, đồng, crom, selen, niken… Các khoáng chất này đóng vai trò giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ miễn dịch, cải thiện tuần hoàn máu.

  • Thành phần khác

Bên cạnh đó, trong tổ yến còn có chứa vitamin B như B1, B2, B6, và B12, cùng với vitamin D và vitamin E giúp chuyển hóa năng lượng, duy trì chức năng thần kinh. Ngoài ra, tổ yến còn chứa chất béo từ 0.14-1,28%.

Tuy nhiên, cần biết rằng trên thực tế hàm lượng dinh dưỡng trong tổ yến có thể thay đổi (4). Cụ thể, có 2 lý do chính ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng trong yến sào là nguồn gốc tổ yến và cách xử lý/ sơ chế.

  • Nguồn gốc: Yến sào được thu hoạch từ các đảo thường có hàm lượng khoáng chất dồi dào hơn các loại yến nuôi trong nhà. 
  • Cách sơ chế: Quá trình ngâm, làm sạch có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng của yến sào. Nếu yến được sơ chế không đúng cách, ngâm quá lâu, chưng nhiệt độ cao sẽ làm giảm hàm lượng axit amin, vitamin trong yến sào.

Những lợi ích của tổ yến với sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng trong yến sào rất phong phú, không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích chính của tổ yến với sức khỏe người dùng (5).

Những lợi ích tuyệt vời của tổ yến với sức khỏe

Những lợi ích tuyệt vời của tổ yến với sức khỏe

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Với hàm lượng cao của sialic acid, yến sào giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chất dinh dưỡng trong yến sào có khả năng kích thích sản sinh tế bào miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus.

  • Cải thiện chức năng tiêu hóa

Thành phần dinh dưỡng của yến sào còn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa nhờ vào các glycoprotein, giúp kích thích sự phát triển của các tế bào niêm mạc ruột. Đồng thời trong yến còn có chứa crom giúp kích thích ăn ngon miệng.

  • Hỗ trợ phục hồi sức khỏe

Chất dinh dưỡng của yến sào như protein và các axit amin thiết yếu giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau bệnh tật hoặc phẫu thuật, đặc biệt là ở người cao tuổi và người mới ốm dậy.

  • Bảo vệ hệ thần kinh

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng enzym trong tổ yến có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh thông qua việc ức chế apoptosis chống lại sự thoái hóa do 6HD gây ra của các tế bào thần kinh dopaminergic. 

  • Tốt cho xương khớp

Trong tổ yến có canxi, tốt cho xương, giúp xương phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng tổ yến có một số thành phần hoạt tính giúp giảm thiểu sự xuất hiện của chứng viêm xương khớp và góp phần tái tạo sụn.

  • Tác dụng chống oxy hóa

Yến sào có tính chống oxy hóa nhờ vào các hợp chất hoạt tính sinh học như: axit amin, axit sialic, triacylglycerol, vitamin, lactoferrin, axit béo, khoáng chất và glucosamine. 

Cách chế biến để giữ được giá trị dinh dưỡng của yến sào

Không thể phủ nhận được các dinh dưỡng và lợi ích từ yến sào. Tuy nhiên, việc chế biến và cách ăn yến cũng quyết định đến hiệu quả mà tổ yến mang lại. Thậm chí việc sơ chế sai cách còn làm yến giảm đi giá trị. 

Chưng yến bị sủi bọt có thể làm giảm hương vị, giá trị dinh dưỡng món ăn

Hướng dẫn chế biến yến đúng cách, chuẩn khoa học

Dưới đây là những lưu ý khi chế biến để giữ được giá trị dinh dưỡng yến sào:

  • Nhặt lông, làm sạch: Quá trình nhặt lông nên thực hiện thủ công và thao tác nhẹ nhàng, nhanh nhất có thể. 
  • Ngâm tổ yến: Thời gian ngâm yến là khoảng 15-30 phút hoặc lâu hơn tùy từng loại yến. Đến khi sợi yến tơi và nở thì vớt ra. Đồng thời nên ngâm yến bằng nước thường, không ngâm nước nóng hay ấm vì dễ làm giảm dinh dưỡng.
  • Cách chưng: Có nhiều phương pháp chưng yến nhưng cách thủy là tốt nhất, giúp yến giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Thời gian chưng là khoảng 15-20 phút, nhiệt độ chưng khoảng 80-85 độ. Nếu chưng quá lâu hoặc chưng nhiệt độ cao sẽ làm dinh dưỡng trong yến bị hao hụt.

Mặc dù, hàm lượng dinh dưỡng trong yến sào dồi dào nhưng không nên sử dụng quá thường xuyên. Đối với người lớn nên ăn khoảng 4g yến khô/ lần, tuần dùng 2-3 lần. Đối với trẻ em (trên 1 tuổi) nên ăn khoảng 2g yến khô/ lần, tuần dùng 2-3 lần. 

FAQ về thành phần dinh dưỡng của yến sào

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp liên quan đến chủ đề dinh dưỡng trong yến sào. Bạn có thể tham khảo để hiểu hơn. 

Giá trị dinh dưỡng của yến sào so với trứng gà?

Cả yến sào và trứng gà đều là thực phẩm chứa nhiều protein, các vitamin tốt cho sức khỏe nhưng hàm lượng có sự khác biệt. Hàm lượng protein trong 100g tổ yến lên đến 50-55%, còn trong 100g trứng gà chứa 10%. 

Tuy giá trị dinh dưỡng có sự khác biệt nhưng trên thực tế không ai sử dụng 100g tổ yến trong 1 lần. Vì vậy, nếu so sánh về sự bổ dưỡng thì yến sào với trứng gà đều bổ. 

Yến sào có chứa chất béo không?

Trong yến sào có chứa chất béo nhưng hàm lượng này rất ít, chỉ chiếm từ 0.14-1,28%. Chất béo trong yến chủ yếu là chất béo không bão hòa, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ mà không lo tăng cân. Đây cũng là lý do tại sao yến sào là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn duy trì cân nặng hoặc đang trong chế độ ăn kiêng.

Chất béo trong yến sào rất ít, không đáng kể

Chất béo trong yến sào rất ít, không đáng kể

Ăn khi nào để dễ hấp thụ dinh dưỡng trong yến sào?

Thời điểm ăn cũng rất quan trọng để cơ thể hấp thụ tối đa dinh dưỡng trong yến sào. Theo các chuyên gia nên sử dụng yến khi bụng rỗng, tốt nhất là vào buổi sáng sớm, buổi tối trước khi đi ngủ 30-45 phút hoặc giữa 2 bữa chính. 

Những ai không nên ăn yến sào?

Mặc dù dinh dưỡng của yến sào rất bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Những người có tiền sử dị ứng hải sản, dị ứng đạm nên thận trọng khi sử dụng yến. Ngoài ra, những người đang bị viêm cấp tính, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, bà bầu mang thai 3 tháng đầu thì không nên ăn yến. Những người đang mắc bệnh (thận, gan, tiểu đường…) nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Khi lựa chọn yến sào để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, người dùng nên chọn mua các sản phẩm có nguồn gốc, chất lượng. Ngọc Hoàng Yến là thương hiệu yến sào nguyên chất, cao cấp, được khai thác 100% từ nhà nuôi yến Gò Công. Tổ yến tại đây được tuyển chọn kỹ càng từ các tổ to, già, sơ chế đúng quy trình giúp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của yến sào

Tài liệu tham khảo: 

1. Wong Z. C., Chan G. K., Wu L., Lam H. H., Yao P., Dong T. T., et al. (2018c). A Comprehensive Proteomics Study on Edible Bird’s Nest Using New Monoclonal Antibody Approach and Application in Quality Control. J. Food Compos. Anal. 66, 145–151. 10.1016/j.jfca.2017.12.014.

2. Marcone M. F. (2005). Characterization of the Edible Bird’s Nest the “Caviar of the East”. Food Res. Int. 38 (10), 1125–1134. 10.1016/j.foodres.2005.02.008.

3. Ma F., Liu D. (2012). Sketch of the Edible Bird’s Nest and its Important Bioactivities. Food Res. Int. 48 (2), 559–567. 10.1016/j.foodres.2012.06.001.

4. Quek M. C., Chin N. L., Yusof Y. A., Law C. L., Tan S. W. (2018b). Pattern Recognition Analysis on Nutritional Profile and Chemical Composition of Edible Bird’s Nest for its Origin and Authentication. Int. J. Food Prop. 21 (1), 1680–1696. 10.1080/10942912.2018.1503303.

5. Lee TH, Wani WA, Lee CH, Cheng KK, Shreaz S, Wong S, Hamdan N, Azmi NA. (2021). Edible Bird’s Nest: The Functional Values of the Prized Animal-Based Bioproduct From Southeast Asia-A Review. Front Pharmacol. 12:626233.

YẾN CHƯNG TƯƠI GIAO NÓNG 1 GIỜ
(PHỤC VỤ TP. HCM VÀ CÁC TỈNH)
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Chúng tôi sẵn sàng phục vụ, hỗ trợ và & giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng.