Yến sào là thực phẩm giúp bồi bổ sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Yến được đánh giá là lành tính, có thể sử dụng cho cả người già và trẻ em. Tuy vậy, có một số người phản ánh rằng sau khi ăn yến bị đau bụng. Vậy bị đau bụng sau ăn yến có nguy hiểm không? Làm sao để ăn yến đúng cách? Hãy cùng Ngọc Hoàng Yến tìm hiểu trong nội dung bài viết sau nhé.
Yến sào được làm từ nước dãi của chim yến, chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng, được ví như “thần dược” tốt cho sức khỏe. Theo thống kê, trong yến sào có khoảng 50% protein, 18 loại axit amin cùng nhiều khoáng chất có lợi. Các tác dụng của yến sào phải kể đến như: tốt cho não bộ, tốt cho đường hô hấp, tốt cho làn da, tốt cho xương, tốt cho hệ tiêu hóa…
Nhìn chung, tổ yến không chỉ thơm ngon mà còn giúp bạn nạp năng lượng, giàu dinh dưỡng. Nếu ăn yến đúng cách, chuẩn khoa học thì bạn sẽ không bị đau bụng hay rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có 1 số người bị đau bụng sau khi ăn yến kèm các triệu chứng như đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn.
Nếu sử dụng tổ yến đúng cách, đúng liều lượng thì hoàn toàn không gây đau bụng. Trường hợp ăn yến bị đau bụng thường là do các nguyên nhân sau đây.
Sử dụng các loại tổ yến đã bị nhiễm bẩn, nấm mốc sẽ gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, tổ yến giả, bị nhuộm màu, tổ yến chứa chất bảo quản, tạp chất cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.
Nếu sử dụng tổ yến thô thì mọi người cần nhặt sạch lông và tạp chất. Nếu lỡ may ăn phải lông yến với số lượng nhiều thì bạn có thể bị ngộ độc. Ngoài ra, quy trình chế biến tổ yến không khoa học, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì có thể ảnh hưởng đến hương vị món ăn cũng như sức khỏe người dùng.
Một số trường hợp ăn yến bị đau bụng có thể là do dạ dày nhạy cảm với hàm lượng protein cao trong tổ yến. Chính vì vậy, với người cơ địa nhạy cảm thì lần đầu ăn yến nên sử dụng với hàm lượng ít. Nếu cơ thể hấp thụ được, không có phản ứng tiêu cực thì mới tăng dần liều lượng.
Theo các chuyên gia, hàm lượng sử dụng yến mỗi lần cho người trưởng thành là khoảng 4g. Việc tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến hậu quả là ăn yến bị đau bụng vì hệ tiêu hóa bị quá tải.
Người đang bị viêm nhiễm cấp tính, bị cảm lạnh, sốt không thích hợp để ăn yến sào. Nếu ăn yến sào trong trường hợp này có thể gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, nôn mửa…
Ăn yến có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, khó tiêu, nôn mửa,… Tuy nhiên không quá nguy hiểm cho người dùng. Theo thống kê, chưa có trường hợp nào ăn yến bị đau bụng phải cấp cứu hay ảnh hưởng đến tính mạng.
Tình trạng đau bụng sau khi ăn yến sẽ thuyên giảm khi bạn ngừng ăn. Mặc dù vậy bạn cũng không nên chủ quan xem nhẹ tình trạng này. Nếu là trẻ em dưới 1 tuổi hoặc người có vấn đề về đường ruột, người già mắc bệnh nền thì nên thăm khám với bác sĩ nhé.
Ăn yến bị đau bụng không phổ biến, chỉ xảy ra ở 1 số trường hợp. Tuy vậy, để phòng ngừa thì bạn nên ghi nhớ những điều sau đây.
Hãy lựa chọn tổ yến chất lượng từ nguồn uy tín, được chứng nhận và đã qua kiểm định. Bên cạnh đó cần phân biệt tổ yến thật – giả qua màu sắc, mùi tanh đặc trưng, cấu trúc sợi yến…để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tại TPHCM nếu có nhu cầu mua yến sào các loại người dùng có thể tin tưởng lựa chọn Ngọc Hoàng Yến. Đây là thương hiệu yến sào uy tín đã có 10 năm kinh nghiệm, sở hữu mô hình khép kín từ dẫn dụ, nuôi yến đến khai thác, chế biến tổ yến.
Thời điểm ăn yến trong ngày cũng là vấn đề mà bạn cần quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để cơ thể dễ hấp thụ dinh dưỡng trong tổ yến thì mọi người nên ăn yến khi bụng đói.
Cụ thể, nên ăn yến vào buổi sáng sớm, khi đang đói hoặc ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút. Ngoài ra, bạn có thể ăn yến giữa 2 bữa chính hoặc ăn khi đang mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Việc ăn quá nhiều yến cùng lúc có thể khiến hệ tiêu hóa bị “quá tải” và gây đau bụng. Trong khi đó, việc ăn quá ít sẽ khiến yến không phát huy được công dụng. Do đó, liều lượng sử dụng tổ yến cần phải phù hợp với từng đối tượng.
Với trẻ em trên 1 tuổi, liều lượng sử dụng là khoảng 1-2g yến/ lần, 2-3 lần mỗi tuần. Với người trưởng thành, liều lượng sử dụng là khoảng 4g/ lần, tuần 2-3 lần.
Tùy từng loại yến mà cách chế biến sẽ khác nhau. Nếu là yến thô còn lông thì bạn cần ngâm và nhặt sạch lông, tạp chất, sau đó mới chế biến. Nếu là yến sơ chế, yến rút lông thì chỉ cần ngâm mềm là chế biến được, tiết kiệm thời gian làm sạch.
Bên cạnh đó, nên chưng yến cùng nước tinh khiết cho chín. Sau đó mới cho nguyên liệu và đường phèn vào chưng cùng. Thời gian chưng yến thích hợp là khoảng 20-25 phút. Không nên chưng yến quá lâu ở nhiệt độ cao vì dễ làm hao hụt dinh dưỡng.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chưng yến tại nhà thơm ngon
Mặc dù yến tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng nên ăn yến. Để tránh tình trạng ăn yến bị đau bụng thì các trường hợp sau đây không nên ăn: Trẻ dưới 1 tuổi, người đang bị rối loạn tiêu hóa, người bị viêm nhiễm cấp tính, người đang đau bụng/ đầy hơi, người đang cảm, sốt, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu,…
Tóm lại, việc ăn yến bị đau bụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như lựa chọn sản phẩm kém chất lượng, chế biến sai cách, cơ địa dị ứng… Chính vì vậy, người dùng cần lựa chọn tổ yến chất lượng, chế biến đúng cách, sử dụng liều lượng và thời gian hợp lý để tận hưởng lợi ích tốt nhất từ loại thực phẩm quý này.
Trường hợp muốn đặt mua các sản phẩm yến sào, hãy liên hệ ngay với Ngọc Hoàng Yến. Chúng tôi là thương hiệu yến sào 10 năm kinh nghiệm, chuyên cung cấp các sản phẩm yến thô nguyên chất, yến sơ chế sạch lông, yến hũ chưng tươi. Hotline: 0968678604.