Yến sào được mệnh danh là “bách bảo tinh hoa” với hàm lượng dinh dưỡng cao, gồm protein, carbohydrate, acid amin, khoáng chất… Ăn yến giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng? Để có đáp án trả lời, mời bạn đọc theo dõi nội dung bên dưới.
Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng? Lưu ý cần nhớ
Yến chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng yến để bồi bổ sức khỏe đòi hỏi phải mất một thời gian mới thấy hiệu quả.
Đối với câu hỏi ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng – Đáp án trả lời là từ 1-3 tháng. Yến dù tốt nhưng không phải là thuốc, càng không phải là “thần dược” nên không có công dụng tức thì. Người dùng cần kiên trì sử dụng từ 1-3 tháng mới thấy được tác dụng.
Ăn yến sau 1-3 tháng mới thấy rõ tác dụng
Chưa kể, thời gian phát huy tác dụng của yến sào còn tùy thuộc vào thể trạng và mục đích sử dụng của mỗi người. Cụ thể, từng đối tượng nên ăn yến trong bao lâu được gợi ý như sau:
Yến sào có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau khi ốm. Người mới ốm dậy nên dùng liên tục trong tuần đầu, sau đó dùng 2-3 lần/tuần trong những tuần tiếp theo. Sau khoảng 1 tháng là đã có thể cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt về sức khỏe.
>> Xem ngay: Người bị ung thư ăn yến sào có được không TẠI ĐÂY.
Trẻ em là đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Yến chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phát triển chiều cao, trí não. Với trẻ trên 1 tuổi, nên sử dụng yến 2-3 lần/ tuần. Sau khoảng 4 tuần, ba mẹ sẽ thấy trẻ có sự cải thiện rõ rệt: ăn ngon hơn, khả năng tiếp thu, học hỏi tăng lên đáng kể.
>> Xem thêm: Trẻ em mấy tuổi thì được ăn yến sào TẠI ĐÂY.
Người già thường có sức khỏe suy yếu, hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh. Yến sào giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giúp người cao tuổi ăn ngon ngủ ngon, giảm mệt mỏi… Người cao tuổi nên duy trì ăn yến sào đều đặn trong khoảng 1-3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Không có lộ trình ăn yến cụ thể mà cần cân nhắc vào tình trạng, cơ địa của từng người. Dưới đây là gợi ý lộ trình ăn yến để bồi bổ sức khỏe cho người trưởng thành. Người dùng có thể điều chỉnh linh hoạt tùy vào nhu cầu và mục đích.
Sử dụng mỗi lần 3-4g yến, tuần ăn 2-3 lần để cơ thể thích nghi, khởi động quá trình tái tạo và hấp thụ dưỡng chất.
Sử dụng 3-4g yến mỗi lần, tuần ăn 5-6 lần để cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể.
Sử dụng 4g yến mỗi lần, tuần ăn 3 lần hoặc dùng cách ngày để nâng cao đề kháng tổng thể.
Lưu ý: Đối với người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, tần suất và lộ trình ăn phù hợp để đảm bảo không ảnh hưởng đến bệnh tình.
Yến sào rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người ốm, mẹ bầu hoặc trẻ em. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào ăn yến xong cũng có hiệu quả sau 1-3 tháng. Đó là bởi thời gian ăn yến bao lâu có tác dụng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Hiệu quả của yến sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Chất lượng, thành phần dinh dưỡng, tính chất lý hóa và tính chống oxy hóa của tổ yến thay đổi tùy theo cách sản xuất, loài và nguồn gốc địa lý (1). Do đó, sử dụng các loại yến khác nhau sẽ ảnh hưởng đến việc ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng.
Theo cách chế biến thì yến thô, yến rút lông là có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Các loại yến vụn, yến chưng sẵn thường có giá trị dinh dưỡng thấp. Theo nguồn gốc thì yến đảo thường có hàm lượng khoáng chất dồi dào hơn yến nhà nuôi.
Chưa kể, nếu bạn sử dụng phải yến có chất lượng “dởm”, yến giả thì sẽ rất lâu mới thấy hiệu quả. Thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Yến giàu dinh dưỡng nhưng cũng dễ bị mất chất nếu chế biến không đúng cách. Khi các dưỡng chất trong yến bị giảm sẽ khiến cho món ăn giảm tác dụng hoặc mang lại hiệu quả lâu.
Thông thường, chỉ nên chưng yến trong khoảng 20 phút với nhiệt độ khoảng 80-85. Đồng thời khi chưng cần đậy kín để dinh dưỡng không bị bay hơi.
Người có sức khỏe tốt thường sẽ không cảm thấy rõ tác dụng của yến ngay lập tức. Tuy nhiên, trên thực tế là các dưỡng chất trong yến vẫn được hấp thụ, giúp duy trì sức đề kháng, giúp cơ thể không bị ốm vặt, mệt mỏi.
Mặt khác, cơ địa của mỗi người khác nhau cũng dẫn đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác nhau. Nếu cơ địa hấp thụ tốt thì sẽ thấy hiệu quả của yến sào nhanh hơn những người có khả năng hấp thụ kém.
Có khá nhiều trường hợp ăn yến nhưng không phát huy được tác dụng tối đa, gây ra tình trạng lãng phí. Ăn sai thời điểm, ăn quá nhiều, chế biến không khoa học là những nguyên nhân khiến ăn yến không có công dụng.
Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng để tổ yến có hiệu quả tốt nhất.
Những lưu ý cần nhớ khi ăn yến
Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất các dòng sản phẩm yến sào, Ngọc Hoàng Yến đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bằng số lượng khách hàng ngày càng gia tăng.
Yến sào Ngọc Hoàng Yến Chất lượng thật từ thiên nhiên
Ngọc Hoàng Yến sở hữu mô hình khép kín từ dẫn dụ, khai thác tổ chim yến bằng mô hình nuôi yến trong nhà đến sơ chế và chế biến tại làng yến của vùng biển Gò Công, Tiền Giang.
Sản phẩm tại đây đảm bảo 100% tổ yến tự nhiên, không sử dụng hóa chất trong quá trình sơ chế, không tẩy trắng, tẩm đường hay pha trộn làm tăng trọng lượng yến. Cam kết hoàn tiền gấp 2 lần nếu phát hiện yến giả, yến kém chất lượng.
Ngọc Hoàng Yến cũng là Thương hiệu tiên phong trong việc phát triển sản phẩm Yến chưng tươi tại Sài Gòn. Hiện nay đã chinh phục hàng chục nghìn khách hàng.
Quy trình kiểm soát chặt chẽ, những sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đều trải qua quá trình kiểm soát nghiêm ngặt. Ngọc Hoàng Yến mong muốn tạo lên cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
Cách đặt hàng Ngọc Hoàng Yến
Bài viết đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng. Yến sào là thực phẩm an toàn và bổ dưỡng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, thời gian phát huy tác dụng của yến sào có thể khác nhau ở từng người, tùy thuộc vào các yếu tố như sức khỏe, cơ địa, chất lượng yến sào và cách sử dụng.
Tài liệu tham khảo:
Quek M. C., Chin N. L., Yusof Y. A., Law C. L., Tan S. W. (2018a). Characterization of Edible Bird’s Nest of Different Production, Species and Geographical Origins Using Nutritional Composition, Physicochemical Properties and Antioxidant Activities. Food Res. Int. 109, 35–43. 10.1016/j.foodres.2018.03.078