Yến sào là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với bà bầu. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị tiểu đường thì cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng tổ yến. Vậy theo góc nhìn khoa học bị tiểu đường thai kỳ ăn yến được không? Nên ăn yến như thế nào để không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết sau đây.
Bị tiểu đường thai kỳ ăn yến được không? Chế biến như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ ở những chị em phụ nữ chưa mắc bệnh tiểu đường trước đó. Bệnh này chỉ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh con.
Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào giữa thai kỳ từ tuần 24 – 28. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh, có khoảng 2%-14% phụ nữ ở Hoa Kỳ mắc tiểu đường thai kỳ (1). Có 2 loại tiểu đường thai kỳ: tuýp 1 (có thể kiểm soát bằng chế độ ăn, không cần dùng thuốc), tuýp 2 (phải sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết) (2).
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì vậy, bà bầu bị tiểu đường cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để ổn định chỉ số đường huyết. Vậy bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn yến được không?
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sử dụng tổ yến
Đối với câu hỏi này, các chuyên gia giải đáp là hoàn toàn CÓ THỂ. Bà bầu bị tiểu đường có thể bổ sung tổ yến trong thai kỳ. Bởi tổ yến là thực phẩm giàu dinh dưỡng, bao gồm: protein, axit amin, khoáng chất và không có khả năng gây tăng đường huyết.
Một nghiên cứu (trên chuột) đã chỉ ra rằng: tổ yến có thể ngăn ngừa tình trạng kháng insulin (3). Như vậy, nhìn chung ăn tổ yến đúng cách sẽ có lợi cho các trường hợp bị tiểu đường.
Bị tiểu đường thai kỳ ăn yến được không đã được giải đáp là hoàn toàn có thể. Tổ yến không những không ảnh hưởng đến đường huyết mà còn mang lại nhiều công dụng cho mẹ bầu.
Công dụng của yến sào với bà bầu
Mặc dù bị tiểu đường thai kỳ ăn yến được không đã được trả lời là CÓ nhưng khi sử dụng tổ yến, mẹ bầu cần chế biến khoa học, liều lượng vừa phải. Dưới đây là 5 nguyên tắc khi ăn yến cho bà bầu tiểu đường.
Bà bầu nên ưu tiên lựa chọn mua các sản phẩm yến khô về nhà tự chưng để đảm bảo an toàn. Loại yến phù hợp nhất là các loại yến đã sơ chế sạch lông, không chứa tạp chất. Loại này giúp chị em tiết kiệm thời gian sơ chế, nhặt lông. Đồng thời hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn do nhặt lông không kỹ.
Yến chưng sẵn trên thị trường thường có chứa đường và chất bảo quản. Điều này không tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Do đó, chị em nên hạn chế sử dụng các loại yến hũ chưng sẵn. Nếu không có thời gian chưng yến thì nên mua yến chưng tươi (không đường/ đường ăn kiêng) tại các cửa hàng uy tín.
Dù yến rất tốt cho sức khỏe nhưng không vì thế mà lạm dụng sản phẩm này. Bà bầu chỉ nên sử dụng yến với liều lượng khoảng 4g yến khô/ lần, tuần ăn khoảng 2-3 lần trong 3 tháng giữa thai kỳ. Trong 3 tháng cuối, bà bầu nên giảm liều lượng, tần suất ăn yến để tránh dư chất, gây tăng cân ở mẹ và thai nhi.
Từ tháng thứ 4, bà bầu có thể ăn yến 4g/ lần, tuần 2-3 lần
Có thể bạn quan tâm:
Bà bầu ăn yến vào tháng thứ mấy của thai kỳ?
Đang cho con bú có ăn yến sào được không?
Thời điểm bổ sung tổ yến khi mang thai cũng rất quan trọng. Theo các chuyên gia, chị em nên bổ sung yến sào từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Nên ăn yến vào buổi sáng hoặc buổi tối, trước khi đi ngủ 30-60 phút để cơ thể dễ hấp thụ.
Để đảm bảo an toàn, bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tổ yến. Đặc biệt là với những chị em đang dùng insulin hoặc thuốc kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, nên sử dụng máy đo đường huyết để ghi nhận mức đường sau bữa ăn 1-2 giờ. Nếu thấy đường huyết tăng bất thường thì điều chỉnh lại lượng yến hoặc tần suất ăn.
Trong quá trình sử dụng tổ yến, nếu bà bầu cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc ngứa ngáy thì nên ngưng sử dụng, theo dõi thêm hoặc hỏi ý kiến chuyên môn. Ngoài ra, không ăn yến thay thế hoàn toàn các nhóm dinh dưỡng khác. Thay vào đó nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, trái cây, rau xanh, các loại cá…
Dưới đây là gợi ý một số món ngon từ yến sào phù hợp với bà bầu đang bị tiểu đường.
Gợi ý món ngon từ yến tốt cho bà bầu tiểu đường
Súp gà tổ yến là món ăn giàu chất đạm, tốt cho người tiểu đường với cách chế biến đơn giản, nhanh chóng.
Nguyên liệu cần có:
Cách thực hiện:
Một món ngon từ yến cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ là cháo thịt bằm tổ yến. Đây là món ăn dễ làm, tốt cho sức khỏe mà các mẹ không nên bỏ qua.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cách thực hiện:
Cỏ ngọt là chất làm ngọt tự nhiên hầu như không chứa calo, rất phù hợp với các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ hoặc người đang muốn giảm cân, ăn kiêng. Nghiên cứu (trên chuột) cũng chỉ ra rằng cỏ ngọt có khả năng cải thiện độ nhạy cảm với insulin và làm giảm mức đường huyết (4), (5).
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Các bước thực hiện:
Sữa chua có chỉ số đường huyết thấp, ít chất béo và cholesterol nên là món ăn phù hợp với người tiểu đường. Bà bầu tiểu đường có thể ăn sữa chua kèm với yến và trái cây để bổ sung dinh dưỡng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Các bước thực hiện:
>> Xem thêm các món yến sào phù hợp với người tiểu đường TẠI ĐÂY.
Bài viết này đã giải đáp thông tin về chủ đề bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn yến được không. Tổ yến là thực phẩm giàu dinh dưỡng và an toàn cho người tiểu đường nếu sử dụng đúng cách.
Ngọc Hoàng Yến – Thương hiệu yến sào quốc dân cho mọi nhà
Bên cạnh đó, khi sử dụng tổ yến, mẹ bầu cần lựa chọn đúng thương hiệu yến sào uy tín, chất lượng. Ngọc Hoàng Yến với mô hình nhà nuôi yến khép kín, cam kết mang đến cho người dùng các sản phẩm yến sào chất lượng, nguyên chất 100%, gồm: yến thô còn lông, yến sơ chế sạch lông, yến chưng tươi… Sẵn sàng hoàn tiền gấp đôi nếu phát hiện yến giả, yến kém chất lượng. Liên hệ hotline 0968 678 604.
Tài liệu tham khảo:
1. Racial/Ethnic Differences in Diabetes Screening and Hyperglycemia Among US Women After Gestational Diabetes
cdc.gov/pcd/issues/2019/19_0144.htm
2. Pregnancy complicating diabetes
pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15396063
3. Edible Bird’s Nest Prevents High Fat Diet-Induced Insulin Resistance in Rats
pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4530265
4. Mechanism of the hypoglycemic effect of stevioside, a glycoside of Stevia rebaudiana
pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15729617
5. Increase of insulin sensitivity by stevioside in fructose-rich chow-fed rats