TỔ YẾN VIỆT, YẾN CHƯNG TƯƠI, QUÀ TẶNG CAO CẤP

TỔ YẾN VIỆT, YẾN CHƯNG TƯƠI, QUÀ TẶNG CAO CẤP

HOTLINE: 0968 678 604 - 0798 628 688

HOTLINE: 0968 678 604 - 0798 628 688

Chọn lọc theo tỉ lệ vàng
Chọn lọc theo

Tỉ lệ vàng

Đạt chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Đạt chứng nhận

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Yến chưng tươi số 1 Sài Gòn
Yến chưng tươi

Số 1 Sài Gòn

Giỏ hàng

0
Tạm tính: 0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Bệnh nhân sau xạ trị có ăn yến được không?

Người đăng: Ngọc Hoàng Yến | Ngày: 21/03/2024

Ngày nay, bệnh ung thư có xu hướng trẻ hóa, gióng lên hồi chuông cảnh báo về sức khỏe ở những người trẻ.

Để duy trì sức khỏe cũng như tăng cường hệ miễn dịch trong giai đoạn chống ung thư, bệnh nhân thường tìm đến những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao – ví dụ như yến sào.

Một trong những câu hỏi được đặt ra là bệnh nhân sau xạ trị có ăn yến được không? Tác dụng của tổ yến lên bệnh nhân ung thư và quá trình xạ trị là như thế nào? Qua bài viết sau, hãy cùng Yến sào Ngọc Hoàng Yến tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Bệnh nhân và người nhà luôn luôn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để nhận được sự tư vấn hợp lý!

Xạ trị là gì? Nên lưu ý những gì sau khi xạ trị?

Xạ trị là gì?

Xạ trị là phương pháp sử dụng những tia năng lượng có tần sóng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Khác với hóa trị, xạ trị chỉ ảnh hưởng đến một vị trí nhất định và không ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Phương pháp này có khả năng chữa khỏi một số loại ung thư nhất định. Đồng thời, xạ trị hỗ trợ trước và sau phẫu thuật, làm tăng hiệu quả của hóa trị và giảm triệu chứng do ung thư gây nên.

Xạ trị, hóa trị và phẫu thuật có thể được sử dụng đồng thời để điều trị nhiều loại ung thư. Liệu trình dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một số lưu ý về xạ trị

Những tia năng lượng cao của xạ trị cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ, trong đó:

Gây mệt mỏi cơ thể: đây là kết quả của nhiều hiệu ứng khác nhau từ cả việc xạ trị lẫn mắc bệnh ung thư – gồm thiếu máu, thiếu ngủ, đau đớn, stress, ăn uống kém. Người bệnh được khuyến cáo không nên làm việc quá sức, chỉ nên tập thể dục nhẹ.

Tổn thương da: vùng da điều trị có thể đỏ tấy, sau đó khô lại sau vài tuần. Hoặc vị trí da có thể bị loét, gây đau và khó chịu. Do vậy, người bệnh nên tránh kích thích vùng da điều trị, vệ sinh cơ thể bằng nước ấm và sữa tắm nhẹ.

Hạn chế mặc đồ quá chật, không chà xát, gãi ngứa, hay làm xước vùng da đang điều trị. Tránh phơi da dưới nắng hoặc gây lạnh/nóng đột ngột lên da. Đồng thời, tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại hóa mỹ phẩm sử dụng.

Rụng tóc: do các tia năng lượng cao, nếu chiếu xạ ở vùng đầu, bệnh nhân có thể bị rụng tóc. Tuy nhiên, tóc hoàn toàn có khả năng mọc lại sau điều trị.

Nôn ói: sau khi xạ trị vùng bụng, bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn. Người bệnh nên ăn nhẹ khoảng 1 đến 2 giờ trước/sau xạ trị, tiêu thụ chậm rãi các thức ăn lỏng mềm. Như vậy, người bệnh sẽ không bị mất sức do quá đói mà vẫn hạn chế sự khó chịu khi buồn nôn.

Tiêu chảy: từ tuần thứ 3 hoặc 4 của quá trình xạ trị vùng bụng/khung chậu, người bệnh có thể có triệu chứng tiêu chảy. Bệnh nhân nên hạn chế ăn các loại thức ăn sống, đồng thời chú ý bổ sung đủ nước và khoáng chất cho cơ thể.

Ngoài những tác dụng phụ trên, người nhà và bệnh nhân cũng nên lưu ý thêm một số thói quen tốt. Bệnh nhân nên dùng bữa ngay khi đói, kể cả khi chưa đến bữa chính.

Tốt nhất, người nhà nên chia chế độ ăn thành các bữa ăn nhỏ, đủ chất, với các thực phẩm giàu năng lượng để bổ sung sức khỏe cho bệnh nhân ung thư đang xạ trị.

Đồng thời, bệnh nhân ung thư cũng cần đặc biệt quan tâm vấn đề chăm sóc răng miệng và tiêu hóa. Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm thường xuyên, theo hướng dẫn của nha/bác sĩ.

Đồng thời, người bệnh tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm có nồng độ acid cao, không hút thuốc, không dùng chất kích thích và tránh dùng các loại gia vị mạnh hoặc thực phẩm quá thô cứng.

Cuối cùng, người bệnh trong quá trình xạ trị nên tránh mang thai để bảo vệ thai nhi khỏi những biến chứng không mong muốn.

Nếu đang mang thai trước khi điều trị, người bệnh nhất quyết nên tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ.

Bệnh nhân sau xạ trị có ăn yến được không?

Tổ yến từ lâu đã nổi tiếng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong tổ yến có chứa hàm lượng protein rất cao (lên đến 50%) cũng như các acid amin không thay thế được và cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể con người (cystein, phenylalanin, tyrosin…).

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra yến sào có đến 20 acid amin cần thiết khác nhau, trong đó có tới 9 loại là những acid amin thiết yếu như: phenylalanine, valine, threonine, histidine, tryptophan, isoleucine, methionine, lysine và leucine.

Những chất này cơ thể không tự tổng hợp được, cần bổ sung từ bên ngoài để hỗ trợ quá trình phát triển và phục hồi mô.

Đồng thời, đường glucose, các vitamin (B, C, E…) và khoáng chất (natri, sắt, mangan…) trong tổ yến cũng đóng vai trò quan trọng cho sự vận động và phát triển toàn diện của cơ thể.

Do vậy, tổ yến đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì năng lượng và tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư, đặc biệt là tổ yến nhìn chung không có khả năng tạo mạch, khiến bệnh ung thư phát triển.

Từ những thông tin trên, có thể kết luận rằng bệnh nhân ung thư sau xạ trị có thể ăn yến. Tuy vậy, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị, cũng như kết hợp với chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp.

Nhờ vậy, yến sào sẽ đóng vai trò là thực phẩm bổ sung, phù hợp với người bệnh đang suy giảm đề kháng, có bệnh lý nền cần phục hồi sức khỏe.

Tác dụng của tổ yến với bệnh nhân sau xạ trị

Lợi ích của yến sào với bệnh nhân ung thư

Mặc dù yến sào không có khả năng trực tiếp chữa trị bệnh ung thư, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra khả năng bổ trợ chữa trị bệnh ung thư của yến sào.

Trong đó, lợi ích rõ ràng nhất là làm giảm tổn thương miễn dịch đường ruột, hóa trị liệu có thể gây tổn thương đường ruột.

Yến sào có thể gia tăng, kích hoạt các tế bào lympho B có trong hệ miễn dịch cơ thể, từ đó gia tăng kháng thể.

Nhờ vậy, yến sào có khả năng giảm ức chế miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, đỡ lo âu cũng như tiêu thụ thực phẩm hiệu quả hơn.

Đồng thời, tổ yến cũng được chứng minh là không gây độc cho tế bào miễn dịch ở người, đặc biệt là dòng tế bào ung thư vú.

Đồng thời, yến sào cũng có khả năng hồi phục những tế bào bị tổn thương, thúc đẩy sinh hồng cầu, bổ sung dinh dưỡng, giúp tinh thần thêm thoải mái và hạn chế ảnh hưởng của hóa chất lên những tế bào lành tính.

Yến sào giúp tăng cường vị giác, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, khi được kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý sẽ giúp tăng cường đề kháng.

Do vậy, yến sào đóng vai trò bổ trợ, là phương pháp tăng cường sức khỏe tiềm năng đối với bệnh nhân ung thư.

Lưu ý khi dùng yến cho bệnh nhân ung thư

Tuy vậy, người bệnh nên tránh lạm dụng tổ yến mà nên dùng yến một cách khoa học, điều độ. Liều dùng được khuyến cáo là 4g yến/lần, mỗi tuần dùng yến không quá 3 lần.

Đồng thời, tránh sử dụng yến sào chung với các loại thịt như thịt heo, thịt bò. Người bệnh nên dùng yến sào trong khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy để yến phát huy tác dụng một cách tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh cần tham khảo một vài lưu ý như sau:

Luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ: dù yến sào là một thực phẩm lành tính, nhưng do đặc điểm phức tạp của quá trình điều trị ung thư, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên môn để tránh những tương tác ngoài ý muốn có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

Đồng thời, ý kiến của bác sĩ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cách dùng yến phù hợp với chế độ ăn uống, phác đồ điều trị, giai đoạn bệnh, cũng như thể trạng của bệnh nhân.

Chọn lựa sản phẩm chất lượng: khi chọn mua yến sào, người nhà nên chọn những thương hiệu, nhãn hàng uy tín, chất lượng, có tên tuổi trên thị trường, được chứng nhận ATVSTP, cũng như được đăng ký kinh doanh với Bộ Công thương.

Những yếu tố này sẽ giúp đảm bảo chất lượng của yến sào, giúp tránh tiền mất tật mang. Để chế biến yến sào cho bệnh nhân ung thư, có thể thực hiện theo 4 bước chế biến đơn giản như sau:

Bước 1: ngâm yến đã tinh chế vào nước tinh khiết trong 10-15 phút đến khi nở tơi, mềm, nếu là yến rút lông thì ngâm 6-8 tiếng (hoặc qua đêm).

Bước 2: tách tai yến thành 2 phần bằng nhau cho vào 2 hũ thủy tinh/chén. Làm sạch những nguyên liệu thảo dược chưng cùng như kỷ tử, táo đỏ, hạt sen.

Hạt sen cho vào nồi riêng và luộc cho chín mềm. Táo đỏ cho vào chén riêng và chưng cùng với yến để giữ độ ngọt cho táo.

Táo đỏ cho vào chén riêng và chưng cùng với yến
Táo đỏ cho vào chén riêng và chưng cùng với yến

Bước 3: cho nước vào ngập mặt yến, chưng yến trong khoảng 20 phút hoặc đến khi sợi yến nở đều.

Bước 4: thêm đường phèn tùy khẩu vị và các loại topping đã chuẩn bị sẵn, chưng tiếp trong 5 phút.

Bước 5: tắt bếp, ăn nóng hay lạnh tùy sở thích, dùng không hết có thể để nguội và bảo quản ngăn mát tủ lạnh, dùng ngon trong 5 ngày.

Tăng đề kháng cho bệnh nhân sau xạ trị với Yến chưng tươi Ngọc Hoàng Yến

Với bệnh nhân ung thư và người nhà, dù yến sào có giàu dưỡng chất đến đâu cũng thật khó để có đủ thời gian chưng yến mỗi ngày.

Nắm bắt nhu cầu đó, Yến sào Ngọc Hoàng Yến hân hạnh mang đến dòng sản phẩm Yến chưng tươi chất lượng, an toàn – Tự hào trở thành bạn đồng hành của quý khách trên hành trình chống lại bệnh ung thư.

Yến chưng tươi Ngọc Hoàng Yến được chế biến từ nguồn nguyên liệu chất lượng cao, được kiểm định kỹ càng.

100% nguồn yến là sợi yến từ vùng biển Gò Công, được Ngọc Hoàng Yến khai thác kín với cam kết không chất bảo quản, không phụ gia, không chất độn.

Với các thảo được đi kèm, Ngọc Hoàng Yến đảm bảo 100% sản phẩm organic, được tuyển chọn kỹ lưỡng để từ đó tạo nên một thực đơn phong phú, thơm ngon, đậm đà tinh túy ẩm thực truyền thống.

Đồng thời, giấy chứng nhận ATVSTP số 3616/2022/ATTP-CNĐK cũng là minh chứng cho những nỗ lực vì sức khỏe người tiêu dùng của Ngọc Hoàng Yến.

Với bệnh nhân ung thư, quan trọng nhất là việc chọn được những phần yến chưng phù hợp với khẩu phần ăn và khả năng hấp thu dưỡng chất.

Với Yến chưng tươi Ngọc Hoàng Yến, khách hàng có thể tùy chọn loại đường (đường phèn, đường Stevia ăn kiêng), nấc ngọt (ngọt, ít ngọt, không ngọt) và size hũ (100ml, 200ml).

Đội ngũ chuyên gia tư vấn của Ngọc Hoàng Yến sẽ tiếp nhận thông tin về nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra những gợi ý phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như khẩu vị của người tiêu dùng.

Qua bài viết này, Yến sào Ngọc Hoàng Yến đã giải đáp cho thắc mắc bệnh nhân sau xạ trị có ăn yến được không cũng như một vài lưu ý chọn lựa, chế biến và sử dụng yến sào dành cho bệnh nhân ung thư.

Xin lưu ý rằng những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, hoàn toàn không thể thay thế sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.

Nếu cần thêm thông tin, xin quý khách liên hệ với Ngọc Hoàng Yến qua số điện thoại/tin nhắn đến hotline 0968 678 604 để nhận được hỗ trợ tốt nhất!

Logo 200x100

YẾN CHƯNG TƯƠI GIAO NÓNG 1 GIỜ

(PHỤC VỤ TP. HCM VÀ CÁC TỈNH)

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chúng tôi sẵn sàng phục vụ, hỗ trợ và & giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng.

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP

Hotline: 0968 678 604

Hotline: 0366 651 284

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Shopping Cart
Powered by SiteMeta Editor
Scroll to Top
Scroll to Top