• TỔ YẾN VIỆT, YẾN CHƯNG TƯƠI, QUÀ TẶNG CAO CẤP
  • HOTLINE: 0968 678 604 - 0798 628 688

Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Đạt chứng nhận

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Yến chưng tươi

Số 1 Sài Gòn
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Cách nhận biết và xử lý tổ yến bị mốc, đổi màu

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Tổ yến để một thời gian có thể xuất hiện các vết mốc, những đốm vàng. Nếu sử dụng tổ yến bị nấm mốc có thể gây ra các tình trạng như ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy làm sao để nhận biết tổ yến thô bị mốc? Xử lý tổ yến bị mốc như thế nào? Cùng Ngọc Hoàng Yến tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Cách nhận biết và xử lý tổ yến bị mốc, đổi màu

Cách nhận biết và xử lý tổ yến bị mốc, đổi màu

Bật mí cách nhận biết tổ yến bị mốc

Tổ yến được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Thông thường, tổ yến khô có thể để được 2-3 năm nếu bảo quản đúng cách. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp yến sào bị mốc, đổi màu sau khi mua về. 

Tổ yến mốc không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng trong yến mà còn gây ra những tác hại xấu với người dùng như: dị ứng, viêm đường hô hấp, ảnh hưởng tiêu hóa… Vì vậy, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn cần nắm rõ 3 cách nhận biết tổ yến bị mốc dưới đây. 

  • Tổ yến bị đổi màu

Thông thường yến sẽ có màu trắng ngà, vàng cam hoặc hồng tùy từng loại yến. Tuy nhiên, nếu tổ yến bị đổi màu thì cần cảnh giác vì đây là dấu hiệu cho thấy yến sào bị mốc. Màu sắc của tổ yến thô bị mốc thường là đốm xám, đen, xanh nhạt, đỏ nhạt.

Ngoài ra, còn có 1 số loại nấm mốc màu trắng, rất khó quan sát bằng mắt thường. Lúc này bạn nên kiểm tra xem trên bề mặt tổ yến có vết bẩn nhỏ nào hay không. Nếu có thì khả năng cao yến đã bị nấm mốc ký sinh và hư hỏng. Các đốm mốc thường xuất hiện theo dạng loang lổ, không đều màu.

>> Xem thêm: Tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không?

Dấu hiệu tổ yến bị mốc

Dấu hiệu tổ yến bị mốc

  • Kết cấu tổ bị thay đổi

Khi tổ yến nhiễm nấm mốc, kết cấu tổ yến sẽ thay đổi theo từng mức độ. Ở trạng thái bình thường, tổ yến có kết cấu giòn, sợi yến đan vào nhau mềm mại. Tuy nhiên, khi bị mốc, kết cấu sợi sẽ lỏng lẻo, không còn liên kết như ban đầu, sờ tay vào có cảm giác ẩm ướt, nhầy nhụa, dính vào nhau.

  • Mùi tanh biến thành mùi hôi

Một cách khác để nhận biết tổ yến thô bị mốc chính là dựa vào mùi. Thông thường yến sẽ có mùi tanh đặc trưng. Khi ngửi thấy yến có mùi lạ, hôi thì có thể là yến đã bị mốc.

Cách nhận biết tổ yến bị mốc rất quan trọng và giúp bạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng. Nếu tổ yến thô có dấu hiệu bị mốc thì cần xử lý ngay hoặc tránh không sử dụng. Vậy cách xử lý tổ yến bị mốc như thế nào? Xem tiếp bên dưới nhé.

Hướng dẫn cách xử lý tổ yến bị mốc

Yến bị nấm mốc không nên sử dụng vì gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong 1 vài trường hợp, yến mốc vẫn có thể dùng được nếu biết cách xử lý. Tùy vào từng tình trạng tổ yến mốc nặng hay nhẹ mà sẽ có cách xử lý khác nhau. 

  • Tổ yến bị nấm mốc ở mức độ nhẹ

Yến sào bị mốc ở mức nhẹ là chỉ xuất hiện các điểm mốc nhỏ, thường là màu trắng hoặc xám nhạt. Phần mốc không chiếm nhiều diện tích tổ và không lan rộng. Bên cạnh đó, kết cấu của tổ chưa bị thay đổi, tổ cũng không có mùi hôi khó chịu.

Những tổ yến có dấu hiệu mốc ở mức độ nhẹ có thể được giữ lại và sử dụng. Cách xử lý cho trường hợp này là bên cắt bỏ những phần bị mốc và sử dụng càng sớm càng tốt phần tổ không có dấu hiệu hư hỏng. 

Tuy nhiên, nếu là người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người mới phẫu thuật, người có hệ tiêu hóa kém thì không sử dụng ngay cả khi đã cắt bỏ phần yến nấm mốc.

Khi phát hiện yến bị mốc thì nên bỏ, không sử dụng để đảm bảo an toàn

Khi phát hiện yến bị mốc thì nên bỏ, không sử dụng để đảm bảo an toàn

  • Tổ yến bị mốc trung bình

Ở mức độ này, các dấu hiệu yến bị mốc dễ dàng nhận thấy hơn. Các đốm mốc xuất hiện nhiều hơn, chiếm 1 phần diện tích tổ. Tổ yến chưa bị thay đổi về kết cấu quá nhiều nhưng thường có mùi hôi, nồng của mốc. 

Trường hợp yến bị mốc ở mức độ này thì tốt nhất là nên bỏ toàn bộ tổ, không sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân

  • Tổ yến bị mốc nặng

Yến bị mốc ở mức độ nặng khi màu sắc thay đổi hoàn toàn, xuất hiện các đốm mốc xanh, đen chiếm phần lớn, thậm chí là toàn bộ bề mặt tổ. Cùng với đó là kết cấu tổ bị thay đổi, sợi yến rời rạc hoặc dính vào nhau thành cục. Mùi của yến rất hôi và nồng.

Trường hợp này, bạn nên bỏ hoàn toàn, không sử dụng. Bởi lúc này rễ mốc đã ăn sâu vào thành phần yến và có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu ăn phải.

Những nguyên nhân tổ yến bị mốc

Yến bị mốc là trường hợp không hiếm gặp. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng yến sào bị mốc.

Nguyên nhân tổ yến bị mốc

Nguyên nhân tổ yến bị mốc

  • Tổ yến kém chất lượng

Các loại tổ yến kém chất lượng là tổ bị pha trộn đường, phụ gia để tăng trọng lượng Các chất này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của yến và khiến yến thô bị mốc, đổi màu.

  • Quá trình sơ chế không đạt chuẩn

Với các loại yến sơ chế, người ta sẽ phun sương hay thậm chí là ngâm nước để dễ dàng nhặt lông, làm sạch bụi bẩn. Tuy nhiên, nếu sau đó tổ yến không được sấy khô hoàn toàn sẽ dẫn đến tình trạng bị ẩm, gây mốc, đổi màu.

  • Bảo quản sai cách

Yến khô có hạn sử dụng khá lâu, lên đến 2-3 năm. Tuy nhiên, nếu bảo quản sai cách, ví dụ: không đậy nắp hộp kín, để yến ở nơi có độ ẩm cao… thì tổ có thể bị mốc, đổi màu và biến chất.

Cách ngăn ngừa tổ yến bị mốc, hư hỏng

Tổ yến là thực phẩm có giá thành cao và tốt cho sức khỏe. Để hạn chế tình trạng yến bị mốc ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng cũng như sức khỏe thì người dùng cần bảo quản yến đúng cách. Tùy từng loại yến sào mà cách bảo quản sẽ khác nhau.

  • Đối với yến thô

Yến thô trong tự nhiên có thể tồn tại vô hạn, tuy nhiên sau khi được thu hái thì yến thô chỉ để được 2-3 năm trong điều kiện đậy nắp kín, bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời, tránh ẩm. 

>> Xem thêm: Tổ yến thô để được bao lâu?

Hướng dẫn bảo quản tổ yến đúng cách

Hướng dẫn bảo quản tổ yến đúng cách

  • Đối với yến sơ chế, tinh chế

Các loại yến sơ chế, tinh chế nếu được chế biến đúng quy trình thì hạn sử dụng là khoảng 2-3 năm. Cách bảo quản cũng tương tự như yến thô. Đó là đậy kín trong hộp, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời, tránh ẩm. 

  • Đối với yến tươi

Yến tươi là loại yến đã được ngâm và được nhặt sạch lông, tạp chất. Sau khi mua về, người dùng không cần ngâm mà có thể chế biến luôn. Cách bảo quản yến tươi là để trong ngăn mát tủ lạnh, dùng được khoảng 1-2 tuần. Nếu muốn bảo quản lâu hơn thì cần để trong ngăn đá. Tuy nhiên, khi để ngăn đá thì cấu trúc sợi có thể bị thay đổi, không còn tươi ngon.

  • Đối với yến chưng

Với yến chưng sẵn công nghiệp, nếu chưa mở nắp thì chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng là được. Hạn sử dụng của các hũ yến này được in trên bao bì, thường là 6-12 tháng. Còn với yến chưng tươi, nếu chưa ăn thì cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong 5-7 ngày. Tuy nhiên nên dùng càng sớm càng tốt. 

Như vậy, bài viết này đã chia sẻ đến bạn đọc cách nhận biết và xử lý tổ yến bị mốc, đổi màu. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự hiểu biết về cách sử dụng yến để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó, nếu bạn cần tư vấn, đặt mua các sản phẩm yến sào, hãy liên hệ ngay với Ngọc Hoàng Yến theo hotline 0968 678 604.

YẾN CHƯNG TƯƠI GIAO NÓNG 1 GIỜ
(PHỤC VỤ TP. HCM VÀ CÁC TỈNH)
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Chúng tôi sẵn sàng phục vụ, hỗ trợ và & giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng.